Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
137503

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Ngày 13/03/2024 07:30:00

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

 Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quá trình thay đổi về tư duy và ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số để cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng doanh thu và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bao gồm việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng, hệ thống thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), điện toán đám mây,... để thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa các quy trình kinh doanh và quản lý.

Mục tiêu của chuyển đổi số giúp doanh nghiệp:

  • Tăng hiệu quả và năng suất.
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng.
  • Mở rộng thị trường và tăng doanh thu.
  • Tối ưu hóa quy trình quản lý.
  • Tận dụng dữ liệu và thông tin.
  • Tăng cường khả năng cạnh tranh.
  • Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
  • Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo.

Có nhiều suy nghĩ chưa đúng rằng, chuyển đổi số chỉ về công nghệ. Nhưng không phải vậy, đây là sự thay đổi cơ bản trong cách mà một tổ chức vận hành, giao tiếp và tương tác với khách hàng, được xem là sự phá vỡ cách thức hoạt động truyền thống để trở nên công nghệ hoá, hiện đại hoá hơn, đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng cải tiến và đổi mới để giữ bắt kịp với sự phát triển của công nghệ và thị trường.

 

Ví dụ về chuyển đổi số doanh nghiệp

Chuỗi cửa hàng bánh pizza nổi tiếng Domino's bắt đầu hoạt động từ những năm 1960 và đã có bước chuyển mình mạnh mẽ khi thực hiện chuyển đổi số. Vào năm 2021, theo Marketing Week, 91% doanh số bán hàng của Domino's có được thông qua các kênh kỹ thuật số.

Giai đoạn 2021 tưởng chừng như phá sản khi hoạt động kinh doanh truyền thống, vị CEO lúc bấy giờ đã giao nhiệm vụ cho nhóm công nghệ giúp những khách hàng có điện thoại thông minh đặt bánh pizza dễ dàng trong 17 giây.

Từ đó, ứng dụng Domino's đã ra đời, việc giao hàng thậm chí còn dễ dàng hơn vì dịch vụ xe đạp điện và giao hàng tự động, những hoạt động này đã mang lại doanh thu 4,36 tỷ đô la vào năm 2021 cho doanh nghiệp này.

6 Mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Có 6 mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp, cụ thể được chia thành các cấp độ như sau:

  • Mức 0 - Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp chưa có hoạt động nào, hoặc có nhưng không đáng kể các hoạt động chuyển đổi số.
  • Mức 1 - Khởi động: Doanh nghiệp đã bắt đầu có một số hoạt động nhỏ trong quá trình chuyển đổi số.
  • Mức 2 - Bắt đầu: Doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, bắt đầu có những hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp. Theo đó, những hoạt động này cũng bắt đầu mang lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm khách hàng.
  • Mức 3 - Hình thành: Các hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp đã cơ bản hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận, mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Khi đạt được mức này là đang bắt đầu hình thành doanh nghiệp số.
  • Mức 4 - Nâng cao: Ở mức này, quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp đã được nâng cao thêm một bước. Các nền tảng, công nghệ, dữ liệu số giúp tối ưu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. Đạt được mức này, doanh nghiệp đã trở thành doanh nghiệp số với mô thức chính dựa trên nền tảng, dữ liệu số.
  • Mức 5 - Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đã sắp hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự đã trở thành doanh nghiệp số với hầu hết các phương thức, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên nền tảng, dữ liệu số. Doanh nghiệp ở mức này có khả năng dẫn dắt, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.

Bộ TT&TT sẽ tiến hành thẩm định, đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp dựa trên kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp, cùng với đánh giá của tư vấn độc lập hoặc Sở TT&TT. Trong trường hợp cần thiết, Bộ TT&TT cũng có thể tổ chức đánh giá trực tiếp doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào đã được Bộ TT&TT thẩm định, đánh giá sẽ được cấp Chứng nhận mức độ chuyển đổi số. Doanh nghiệp có thể sử dụng Chứng nhận này để quảng cáo thương hiệu cũng như đăng ký tham gia các chương trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp và các đề án chuyển đổi số của cơ quan nhà nước.

Có 6 mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi số vì nhiều lý do, nhưng cho đến nay, lý do chính là: Đó là vấn đề sống còn. Có thể thấy, trước đại dịch Covid-19, khả năng thích ứng linh hoạt của một tổ chức với khó khăn về sự gián đoạn chuỗi cung ứng, áp lực thị trường, kỳ vọng của khách hàng,... là rất quan trọng.

Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp là sự tồn tại và sức mạnh trong tương lai, nhưng các sáng kiến về chuyển đổi số đã mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp, bao gồm:

Hiệu suất và hiệu quả tăng lên

Việc triển khai các công nghệ góp phần giảm sai sót và đẩy nhanh tiến độ đưa sản phẩm ra thị trường. Trong khi đó, quy trình kinh doanh được cải tiến nhờ công nghệ kỹ thuật số, từ đó giúp tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh.

Cung cấp lượng thông tin lớn một cách chi tiết

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp cho phép đội ngũ nhân sự có quyền truy cập vào lượng lớn dữ liệu một cách chi tiết. Theo đó, họ có thể theo dõi, đo lường các loại chỉ số, tỷ lệ chuyển đổi, giá trị khách hàng, sự hài lòng của khách hàng,...

Điều này không chỉ cho phép doanh nghiệp sắp xếp dữ liệu một cách trực quan, rõ ràng và dễ truy cập mà còn cho phép đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu này. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định linh hoạt hơn.

Duy trì tính cạnh tranh của doanh nghiệp

Chuyển đổi số trong cuộc cách mạng 4.0 đã trở thành vấn đề sống còn của hầu hết doanh nghiệp. Bây giờ đó không còn là sự chọn lựa, mà là điều sớm muộn để duy trì tính cạnh tranh.

Các doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ phù hợp để đáp ứng quá trình chuyển đổi số, đồng thời làm hài lòng khách hàng trong cả hiện tại và tương lai.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng 

Khách hàng ngày nay có nhiều thay đổi trong kỳ vọng và xu hướng mua hàng, họ yêu cầu cá nhân hóa và điều này cần đến chuyển đổi số. Việc cá nhân hóa giúp trải nghiệm khách hàng tốt hơn, khiến khách hàng cảm thấy mình đặc biệt với doanh nghiệp. 

Chuyển đổi số giúp phân tích dữ liệu khách hàng một cách nhanh chóng và chi tiết. Nhờ đó có thể nâng cao trải nghiệm và mong đợi của khách hàng.

Thúc đẩy mối liên kết giữa các phòng ban

Chuyển đổi số cho phép đội ngũ nhân sự giữa các bộ phận/ phòng ban trong doanh nghiệp giao tiếp dễ dàng và linh hoạt hơn. Bằng cách sử dụng các nền tảng quản trị tự động hóa, các bộ phận/ phòng ban có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu, thông tin ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Nhờ đó giúp tăng cường liên kết giữa các phòng ban.

Nâng cao hiệu quả và giảm chi phí cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số là quá trình tốn kém nhiều chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi chuyển mình thành công, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động. Chẳng hạn như công nghệ thực tế ảo mô phỏng trực quan sản phẩm mới của doanh nghiệp, mà không cần phải xây dựng, sản xuất chúng trước.

Ngoài ra, vấn đề lưu trữ dữ liệu giờ đây đã có điện toán đám mây và có thể được quản lý bởi các nhà cung cấp. Nhờ đó, có thể giúp nhân viên có thời gian để tập trung vào các nhiệm vụ khác, mang lại nhiều giá trị kinh doanh hơn, đồng thời đơn giản hóa việc lưu trữ dữ liệu.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số cho doanh nghiệp hiện nay

Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiện nay

Theo nghiên cứu của Microsoft tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong khoảng thời gian trước và sau khi đại dịch Covid-19, 74% nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, đổi mới là điều bắt buộc và có tác động to lớn tới khả năng chống chịu của doanh nghiệp. 98% doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số đều tin rằng đổi mới là chìa khóa để đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường, 56% CEO các doanh nghiệp lớn khẳng định chuyển đổi số giúp tăng doanh thu. 

Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã tiến hành khảo sát thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp, có hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp mong muốn chuyển đổi số, 65% sẵn sàng đầu tư vào chuyển đổi số, đặc biệt là sau những biến cố của đại dịch Covid-19 trong những năm qua.

Năm 2022, Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với Dự án USAID LinkSME triển khai chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025”. Cuộc khảo sát trên 1.300 doanh nghiệp đã chỉ ra nhu cầu chuyển đổi số và giải pháp công nghệ trong các doanh nghiệp, cụ thể: 

Với những doanh nghiệp mới tham gia chuyển đổi số: 57% doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp Tiếp thị trực tuyến; 53,7% doanh nghiệp có nhu cầu về các giải pháp Làm việc nội bộ. Cùng các giải pháp Giao dịch điện tử (43%) và Hạ tầng mạng, dữ liệu (39,6%).

Các doanh nghiệp đang tăng trưởng, trong quá trình chuyển đổi số có nhu cầu về Phân tích dữ liệu và báo cáo thông minh (63,5%), Quản lý hệ thống khách hàng và Quản lý kênh bán hàng (60,7%). Cùng giải pháp về Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (57,8%) và An toàn dữ liệu (50,2%).

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa hoàn toàn nhận thức đúng về vai trò chuyển đổi số trong cuộc cách mạng 4.0. Những rào cản về thiếu nhân lực, nền tảng công nghệ thông tin, tư duy kỹ thuật số, văn hóa chuyển đổi số,... khiến các doanh nghiệp nhỏ khó khăn trong công cuộc chuyển đổi số.

 

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Đăng lúc: 13/03/2024 07:30:00 (GMT+7)

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

 Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quá trình thay đổi về tư duy và ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số để cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng doanh thu và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bao gồm việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng, hệ thống thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), điện toán đám mây,... để thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa các quy trình kinh doanh và quản lý.

Mục tiêu của chuyển đổi số giúp doanh nghiệp:

  • Tăng hiệu quả và năng suất.
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng.
  • Mở rộng thị trường và tăng doanh thu.
  • Tối ưu hóa quy trình quản lý.
  • Tận dụng dữ liệu và thông tin.
  • Tăng cường khả năng cạnh tranh.
  • Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
  • Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo.

Có nhiều suy nghĩ chưa đúng rằng, chuyển đổi số chỉ về công nghệ. Nhưng không phải vậy, đây là sự thay đổi cơ bản trong cách mà một tổ chức vận hành, giao tiếp và tương tác với khách hàng, được xem là sự phá vỡ cách thức hoạt động truyền thống để trở nên công nghệ hoá, hiện đại hoá hơn, đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng cải tiến và đổi mới để giữ bắt kịp với sự phát triển của công nghệ và thị trường.

 

Ví dụ về chuyển đổi số doanh nghiệp

Chuỗi cửa hàng bánh pizza nổi tiếng Domino's bắt đầu hoạt động từ những năm 1960 và đã có bước chuyển mình mạnh mẽ khi thực hiện chuyển đổi số. Vào năm 2021, theo Marketing Week, 91% doanh số bán hàng của Domino's có được thông qua các kênh kỹ thuật số.

Giai đoạn 2021 tưởng chừng như phá sản khi hoạt động kinh doanh truyền thống, vị CEO lúc bấy giờ đã giao nhiệm vụ cho nhóm công nghệ giúp những khách hàng có điện thoại thông minh đặt bánh pizza dễ dàng trong 17 giây.

Từ đó, ứng dụng Domino's đã ra đời, việc giao hàng thậm chí còn dễ dàng hơn vì dịch vụ xe đạp điện và giao hàng tự động, những hoạt động này đã mang lại doanh thu 4,36 tỷ đô la vào năm 2021 cho doanh nghiệp này.

6 Mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Có 6 mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp, cụ thể được chia thành các cấp độ như sau:

  • Mức 0 - Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp chưa có hoạt động nào, hoặc có nhưng không đáng kể các hoạt động chuyển đổi số.
  • Mức 1 - Khởi động: Doanh nghiệp đã bắt đầu có một số hoạt động nhỏ trong quá trình chuyển đổi số.
  • Mức 2 - Bắt đầu: Doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, bắt đầu có những hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp. Theo đó, những hoạt động này cũng bắt đầu mang lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm khách hàng.
  • Mức 3 - Hình thành: Các hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp đã cơ bản hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận, mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Khi đạt được mức này là đang bắt đầu hình thành doanh nghiệp số.
  • Mức 4 - Nâng cao: Ở mức này, quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp đã được nâng cao thêm một bước. Các nền tảng, công nghệ, dữ liệu số giúp tối ưu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. Đạt được mức này, doanh nghiệp đã trở thành doanh nghiệp số với mô thức chính dựa trên nền tảng, dữ liệu số.
  • Mức 5 - Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đã sắp hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự đã trở thành doanh nghiệp số với hầu hết các phương thức, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên nền tảng, dữ liệu số. Doanh nghiệp ở mức này có khả năng dẫn dắt, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.

Bộ TT&TT sẽ tiến hành thẩm định, đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp dựa trên kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp, cùng với đánh giá của tư vấn độc lập hoặc Sở TT&TT. Trong trường hợp cần thiết, Bộ TT&TT cũng có thể tổ chức đánh giá trực tiếp doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào đã được Bộ TT&TT thẩm định, đánh giá sẽ được cấp Chứng nhận mức độ chuyển đổi số. Doanh nghiệp có thể sử dụng Chứng nhận này để quảng cáo thương hiệu cũng như đăng ký tham gia các chương trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp và các đề án chuyển đổi số của cơ quan nhà nước.

Có 6 mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi số vì nhiều lý do, nhưng cho đến nay, lý do chính là: Đó là vấn đề sống còn. Có thể thấy, trước đại dịch Covid-19, khả năng thích ứng linh hoạt của một tổ chức với khó khăn về sự gián đoạn chuỗi cung ứng, áp lực thị trường, kỳ vọng của khách hàng,... là rất quan trọng.

Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp là sự tồn tại và sức mạnh trong tương lai, nhưng các sáng kiến về chuyển đổi số đã mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp, bao gồm:

Hiệu suất và hiệu quả tăng lên

Việc triển khai các công nghệ góp phần giảm sai sót và đẩy nhanh tiến độ đưa sản phẩm ra thị trường. Trong khi đó, quy trình kinh doanh được cải tiến nhờ công nghệ kỹ thuật số, từ đó giúp tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh.

Cung cấp lượng thông tin lớn một cách chi tiết

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp cho phép đội ngũ nhân sự có quyền truy cập vào lượng lớn dữ liệu một cách chi tiết. Theo đó, họ có thể theo dõi, đo lường các loại chỉ số, tỷ lệ chuyển đổi, giá trị khách hàng, sự hài lòng của khách hàng,...

Điều này không chỉ cho phép doanh nghiệp sắp xếp dữ liệu một cách trực quan, rõ ràng và dễ truy cập mà còn cho phép đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu này. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định linh hoạt hơn.

Duy trì tính cạnh tranh của doanh nghiệp

Chuyển đổi số trong cuộc cách mạng 4.0 đã trở thành vấn đề sống còn của hầu hết doanh nghiệp. Bây giờ đó không còn là sự chọn lựa, mà là điều sớm muộn để duy trì tính cạnh tranh.

Các doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ phù hợp để đáp ứng quá trình chuyển đổi số, đồng thời làm hài lòng khách hàng trong cả hiện tại và tương lai.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng 

Khách hàng ngày nay có nhiều thay đổi trong kỳ vọng và xu hướng mua hàng, họ yêu cầu cá nhân hóa và điều này cần đến chuyển đổi số. Việc cá nhân hóa giúp trải nghiệm khách hàng tốt hơn, khiến khách hàng cảm thấy mình đặc biệt với doanh nghiệp. 

Chuyển đổi số giúp phân tích dữ liệu khách hàng một cách nhanh chóng và chi tiết. Nhờ đó có thể nâng cao trải nghiệm và mong đợi của khách hàng.

Thúc đẩy mối liên kết giữa các phòng ban

Chuyển đổi số cho phép đội ngũ nhân sự giữa các bộ phận/ phòng ban trong doanh nghiệp giao tiếp dễ dàng và linh hoạt hơn. Bằng cách sử dụng các nền tảng quản trị tự động hóa, các bộ phận/ phòng ban có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu, thông tin ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Nhờ đó giúp tăng cường liên kết giữa các phòng ban.

Nâng cao hiệu quả và giảm chi phí cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số là quá trình tốn kém nhiều chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi chuyển mình thành công, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động. Chẳng hạn như công nghệ thực tế ảo mô phỏng trực quan sản phẩm mới của doanh nghiệp, mà không cần phải xây dựng, sản xuất chúng trước.

Ngoài ra, vấn đề lưu trữ dữ liệu giờ đây đã có điện toán đám mây và có thể được quản lý bởi các nhà cung cấp. Nhờ đó, có thể giúp nhân viên có thời gian để tập trung vào các nhiệm vụ khác, mang lại nhiều giá trị kinh doanh hơn, đồng thời đơn giản hóa việc lưu trữ dữ liệu.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số cho doanh nghiệp hiện nay

Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiện nay

Theo nghiên cứu của Microsoft tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong khoảng thời gian trước và sau khi đại dịch Covid-19, 74% nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, đổi mới là điều bắt buộc và có tác động to lớn tới khả năng chống chịu của doanh nghiệp. 98% doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số đều tin rằng đổi mới là chìa khóa để đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường, 56% CEO các doanh nghiệp lớn khẳng định chuyển đổi số giúp tăng doanh thu. 

Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã tiến hành khảo sát thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp, có hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp mong muốn chuyển đổi số, 65% sẵn sàng đầu tư vào chuyển đổi số, đặc biệt là sau những biến cố của đại dịch Covid-19 trong những năm qua.

Năm 2022, Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với Dự án USAID LinkSME triển khai chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025”. Cuộc khảo sát trên 1.300 doanh nghiệp đã chỉ ra nhu cầu chuyển đổi số và giải pháp công nghệ trong các doanh nghiệp, cụ thể: 

Với những doanh nghiệp mới tham gia chuyển đổi số: 57% doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp Tiếp thị trực tuyến; 53,7% doanh nghiệp có nhu cầu về các giải pháp Làm việc nội bộ. Cùng các giải pháp Giao dịch điện tử (43%) và Hạ tầng mạng, dữ liệu (39,6%).

Các doanh nghiệp đang tăng trưởng, trong quá trình chuyển đổi số có nhu cầu về Phân tích dữ liệu và báo cáo thông minh (63,5%), Quản lý hệ thống khách hàng và Quản lý kênh bán hàng (60,7%). Cùng giải pháp về Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (57,8%) và An toàn dữ liệu (50,2%).

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa hoàn toàn nhận thức đúng về vai trò chuyển đổi số trong cuộc cách mạng 4.0. Những rào cản về thiếu nhân lực, nền tảng công nghệ thông tin, tư duy kỹ thuật số, văn hóa chuyển đổi số,... khiến các doanh nghiệp nhỏ khó khăn trong công cuộc chuyển đổi số.