Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
137503

Bản tin tuyên truyền an toàn thực phẩm

Ngày 15/08/2022 00:00:00

Hướng dẫn sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt

         1. Địa điểm sản xuất

- Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như mùi, khói, bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sinh hoạt khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nghĩa trang.

- Đường dẫn đến địa điểm sản xuất và đường nội đồng đáp ứng việc đi lại, vận chuyển vật tư, sản phẩm và không gây ô nhiễm cho quá trình sản xuất.

2. Đất trồng

- Hàm lượng các kim loại nặng trong đất không vượt quá giá trị quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia ban hành theo Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Trường hợp đất có chứa kim loại nặng vượt giá trị tối đa cho phép thì phải có biện pháp cải tạo đất hoặc lựa chọn loài cây trồng, biện pháp canh tác phù hợp và phân tích mẫu sản phẩm; nếu mức độ ô nhiễm của sản phẩm trong giới hạn cho phép thì được chấp nhận đủ điều kiện sản xuất đối với loài cây trồng được lấy mẫu phân tích.

3. Nguồn nước

- Hàm lượng các kim loại nặng, vi sinh vật gây hại trong nước tưới không vượt quá giá trị được quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Trường hợp nước có chứa kim loại nặng, vi sinh vật gây hại vượt giá trị tối đa cho phép thì phải có biện pháp cải tạo nước tưới hoặc lựa chọn loài cây trồng, biện pháp canh tác phù hợp và phân tích mẫu sản phẩm; nếu mức độ ô nhiễm của sản phẩm trong giới hạn cho phép thì được chấp nhận đủ điều kiện sản xuất đối với loài cây trồng được lấy mẫu phân tích.

- Nguồn nước phục vụ quá trình sơ chế phải đảm bảo chỉ tiêu nước sinh hoạt theo Quy chuẩn Quốc gia QCVN 02/2009/BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế. Hệ thống cấp nước, các vật dụng để chứa nước được làm bằng các vật liệu thích hợp không gây ô nhiễm đến nước dùng để sơ chế.

4. Giống cây trồng

- Giống cây trồng phải trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; hạt giống, cây giống, gốc ghép sử dụng có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng đảm bảo theo quy trình sản xuất an toàn, cây xuất vườn phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định cụ thể cho từng loại cây.

- Riêng các loại cây ăn quả lâu năm phải có giấy chứng nhận sản xuất cây giống do cơ quan có thẩm quyền cấp.

5. Phân bón

- Phân bón được sử dụng phải nằm trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang có hiệu lực.

- Không được sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động vật), phân chuồng, phân xanh phải được xử lý hoai mục và đảm bảo vệ sinh môi trường.

6. Thuốc bảo vệ thực vật

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang có hiệu lực.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo kỹ thuật “4 đúng”: Đúng thuốc; đúng lúc; đúng nồng độ và liều lượng; đúng cách.

7. Thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV, chất thải, nước thải

- Thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

- Thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo đúng quy định, không gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và môi trường.

8. Thu hoạch và sơ chế sản phẩm

- Thiết bị, dụng cụ thu hoạch phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.

- Thu hoạch sản phẩm đảm bảo thời gian cách ly theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

- Sản phẩm sau thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất.

- Cần được làm sạch phương tiện trước khi vận chuyển sản phẩm. Không vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm.

- Khu sơ chế được bố trí ở vị trí thuận tiện về giao thông, có khả năng thoát nước tốt. Khu vực sơ chế phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng để tránh lây nhiễm chéo. Điều kiện cụ thể của khu sơ chế căn cứ theo Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

9. Nguồn nhân lực và hoạt động giám sát, đánh giá nội bộ

- Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất có xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định; được khám sức khỏe theo quy định; có trang thiết bị vệ sinh công nhân, bố trí nhà vệ sinh hợp lý, cách xa khu vực sản xuất.

- Cơ sở sản xuất phải có quy định nội bộ, trong đó phân công rõ trách nhiệm duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và sơ chế, thực hiện đánh giá và lập báo cáo đánh giá nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.

10. Ghi chép và truy xuất nguồn gốc

- Ghi chép theo dõi nguồn cung cấp và việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (ngày mua, tên hàng hóa, người bán, khối lượng sử dụng, ngày sử dụng, việc sử dụng, thời gian cách ly…).

- Ghi chép theo dõi phân phối sản phẩm (ngày, tên sản phẩm, người mua, khối lượng).

- Biện pháp xử lý khi sản phẩm có vấn đề về ATTP (nếu có).

  

     Ngày  15  tháng   8   năm 2022

            Lịch phát thanh                                                                            Cán bộ khuyến nông

Sáng: Từ 5 giờ 00 phút đến 5giờ 30 phút                   

 

Chiều: Từ18 giờ 00 phút đến 18 giờ 20 phút

              

                

Bản tin tuyên truyền an toàn thực phẩm

Đăng lúc: 15/08/2022 00:00:00 (GMT+7)

Hướng dẫn sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt

         1. Địa điểm sản xuất

- Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như mùi, khói, bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sinh hoạt khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nghĩa trang.

- Đường dẫn đến địa điểm sản xuất và đường nội đồng đáp ứng việc đi lại, vận chuyển vật tư, sản phẩm và không gây ô nhiễm cho quá trình sản xuất.

2. Đất trồng

- Hàm lượng các kim loại nặng trong đất không vượt quá giá trị quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia ban hành theo Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Trường hợp đất có chứa kim loại nặng vượt giá trị tối đa cho phép thì phải có biện pháp cải tạo đất hoặc lựa chọn loài cây trồng, biện pháp canh tác phù hợp và phân tích mẫu sản phẩm; nếu mức độ ô nhiễm của sản phẩm trong giới hạn cho phép thì được chấp nhận đủ điều kiện sản xuất đối với loài cây trồng được lấy mẫu phân tích.

3. Nguồn nước

- Hàm lượng các kim loại nặng, vi sinh vật gây hại trong nước tưới không vượt quá giá trị được quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Trường hợp nước có chứa kim loại nặng, vi sinh vật gây hại vượt giá trị tối đa cho phép thì phải có biện pháp cải tạo nước tưới hoặc lựa chọn loài cây trồng, biện pháp canh tác phù hợp và phân tích mẫu sản phẩm; nếu mức độ ô nhiễm của sản phẩm trong giới hạn cho phép thì được chấp nhận đủ điều kiện sản xuất đối với loài cây trồng được lấy mẫu phân tích.

- Nguồn nước phục vụ quá trình sơ chế phải đảm bảo chỉ tiêu nước sinh hoạt theo Quy chuẩn Quốc gia QCVN 02/2009/BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế. Hệ thống cấp nước, các vật dụng để chứa nước được làm bằng các vật liệu thích hợp không gây ô nhiễm đến nước dùng để sơ chế.

4. Giống cây trồng

- Giống cây trồng phải trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; hạt giống, cây giống, gốc ghép sử dụng có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng đảm bảo theo quy trình sản xuất an toàn, cây xuất vườn phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định cụ thể cho từng loại cây.

- Riêng các loại cây ăn quả lâu năm phải có giấy chứng nhận sản xuất cây giống do cơ quan có thẩm quyền cấp.

5. Phân bón

- Phân bón được sử dụng phải nằm trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang có hiệu lực.

- Không được sử dụng trực tiếp phân tươi (chất thải của người, động vật), phân chuồng, phân xanh phải được xử lý hoai mục và đảm bảo vệ sinh môi trường.

6. Thuốc bảo vệ thực vật

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang có hiệu lực.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo kỹ thuật “4 đúng”: Đúng thuốc; đúng lúc; đúng nồng độ và liều lượng; đúng cách.

7. Thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV, chất thải, nước thải

- Thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

- Thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo đúng quy định, không gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và môi trường.

8. Thu hoạch và sơ chế sản phẩm

- Thiết bị, dụng cụ thu hoạch phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.

- Thu hoạch sản phẩm đảm bảo thời gian cách ly theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

- Sản phẩm sau thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất.

- Cần được làm sạch phương tiện trước khi vận chuyển sản phẩm. Không vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm.

- Khu sơ chế được bố trí ở vị trí thuận tiện về giao thông, có khả năng thoát nước tốt. Khu vực sơ chế phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng để tránh lây nhiễm chéo. Điều kiện cụ thể của khu sơ chế căn cứ theo Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

9. Nguồn nhân lực và hoạt động giám sát, đánh giá nội bộ

- Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất có xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định; được khám sức khỏe theo quy định; có trang thiết bị vệ sinh công nhân, bố trí nhà vệ sinh hợp lý, cách xa khu vực sản xuất.

- Cơ sở sản xuất phải có quy định nội bộ, trong đó phân công rõ trách nhiệm duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và sơ chế, thực hiện đánh giá và lập báo cáo đánh giá nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.

10. Ghi chép và truy xuất nguồn gốc

- Ghi chép theo dõi nguồn cung cấp và việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (ngày mua, tên hàng hóa, người bán, khối lượng sử dụng, ngày sử dụng, việc sử dụng, thời gian cách ly…).

- Ghi chép theo dõi phân phối sản phẩm (ngày, tên sản phẩm, người mua, khối lượng).

- Biện pháp xử lý khi sản phẩm có vấn đề về ATTP (nếu có).

  

     Ngày  15  tháng   8   năm 2022

            Lịch phát thanh                                                                            Cán bộ khuyến nông

Sáng: Từ 5 giờ 00 phút đến 5giờ 30 phút                   

 

Chiều: Từ18 giờ 00 phút đến 18 giờ 20 phút